Bộ môn Xây Dựng dân dụng và Công nghiệp

1. Lịch sử xây dựng và phát triển

  • BM thành lập ngày 25/03/1999 với 3 thày cô đầu tiên là thầy Thái Hoàng Yên (tổ trưởng), cô Trần Thị Dậu, thày Hoàng Giang (cả 3 thày cô chuyển từ ngành Công trình thủy sang). Đến tháng 8 năm 1999, tổ tiếp nhận thêm 2 thành viên nữa là thày Nguyễn Xuân Lộc (chuyên ngành kiến trúc), thày Nguyễn Tiến Thành (chuyên ngành Xây dựng DD&CN).
  • Năm 2000, thày Đinh Văn Nguyên, thày Hà Mạnh (đều chuyên ngành Xây dựng DD &CN) được bộ môn tiếp nhận, tăng cường thêm nhân lực cho ngành XDD.
  • Năm 2001, cô Phạm Thị Hải Yến chuyên ngành Địa chất CT, thày Phạm Toàn Đức (chuyên ngành XD DD&CN) được bổ sung thêm cho BM.
  • Năm 2002, thày Lê Quốc Việt (chuyên ngành XD DD&CN), thày Lê văn Cường (chuyên ngành kiến trúc) chuyển đến bộ môn.
  • Năm 2003, cô Tô Ngọc Minh Phương được bổ sung cho BM.
  • Năm 2008, cô Vũ Thị Khánh Chi (lớp XDD40), thày Vũ Văn Huyền (lớp XDD44) được giữ lại làm giảng viên của BM,
  • Năm 2009, thày Thái Hoàng Phương, thày Đỗ Quang Thành (lớp XDD45) được giữ lại làm giảng viên của BM.
  • Năm 2010, cô Đoàn Thị Hồng Nhung (lớp XDD46) được giữ lại làm giảng viên của BM.
  • Năm 2011, thày Nguyễn Thanh Tùng (lớp XDD47) được giữ lại làm giảng viên của BM.
  • Năm 2012, thày Nguyễn Xuân Hòa (lớp XDD47) được giữ lại làm giảng viên của BM.
  • Năm 2013, thày Nguyễn Văn Ninh (lớp XDD48) được giữ lại làm giảng viên của BM.
  • Năm 2014, BM bổ sung thêm thày Nguyễn Thiện Thành (chuyên ngành kiến trúc)
  • Từ năm 2015-2017, thày Trần Văn Tùng (lớp XDD50), thày Ngô Việt Anh (lớp XDD52), thày Trần Văn Bôn (lớp XDD53) được giữ lại làm giảng viên của BM.

Sau 1 khoảng thời gian làm việc và công tác, 1 số thày cô chuyển công tác và nghiên cứu ở nước ngoài, hiện nay BM có 14 thày cô đang làm việc tại Việt Nam.

2. Đội ngũ

  • Đến năm 2017: Gồm 15 CBGV ( 01 PGS.TS; 1TS; 9 Th.S; 03 Ks trong đó 04 NCS Tiến sĩ và Sau tiến sĩ tại nước ngoài).
  • Cơ cấu tổ chức:
  • Trưởng bộ môn: PGS-TS Hà Xuân Chuẩn
  • Phó trưởng bộ môn: ThS Nguyễn Tiến Thành

STT

Họ và tên

Chức vụ

1

PGS. TS Hà Xuân Chuẩn

Trưởng Bộ môn

2

ThS Nguyễn Tiến Thành

Phó Trưởng Bộ môn

3

ThS. Phạm Ngọc Vương

Giảng viên

4

TS. Vũ Văn Huyền

NCS sau Tiến sĩ tại Pháp

5

ThS. Phạm Thị Hải Yến

NCS tại Pháp

6

ThS. Vũ Thị Khánh Chi

Giảng viên

7

ThS. Đỗ Quang Thành

Giảng viên

8

ThS. Thái Hoàng Phương

NCS tại Pháp

9

ThS. Đoàn Thị Hồng Nhung

Giảng viên

10

ThS. Nguyễn Xuân Hòa

NCS tại Ailen

11

ThS. Nguyễn Thanh Tùng

Giảng viên

12

KS. Nguyễn Văn Ninh

Học cao học tại Trung Quốc

13

KS. Trần Văn Tùng

Giảng viên

14

KS. Ngô Việt Anh

Giảng viên

15

KS. Trần Văn Bôn

Giảng viên tập sự

3. Cơ sở vật chất.

  • Hệ thống phòng máy tính chuyên ngành.
  • Hệ thống phòng thí nghiệm, thực hành.

+ Phòng thí nghiệm cơ học đất.

+ Phòng thực hành trắc địa công trình.

+ Phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng.

+ Phòng thí nghiệm thủy lực.

 

4. Đào tạo

 

  • Hình thức đào tạo chính quy tập trung, theo hệ thống tín chỉ.
  • Thời gian: 4,5 năm.
  • Gồm các bậc:
  • Bậc Đại học bao gồm:

+ Đào tạo Đại học hệ chính quy.

+ Đào tạo Đại học hệ chính quy văn bằng 2.

+ Đào tạo Đại học hệ vừa học vừa làm

  • Bậc Cao đẳng.
  • Bậc sau đại học có Đào tạo Thạc sĩ, bắt đầu tuyển sinh từ tháng 12/2017.
  • Nội dung đào tạo bao gồm:

+ Các môn cơ sở cơ bản.

+ Các học phần cơ sở chuyên ngành và học phần chuyên ngành.

  • Ngoại ngữ: Tiếng anh chuẩn quốc tế TOEIC 450.
  • Tin học: Tin học văn phòng quốc tế MOS (Microsoft Office Specialist).

5. Nghiên cứu khoa học

  • Hàng năm, chủ trì và tham gia 1 đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, thực hiện từ 2-3 đề tài Nghiên cứu khoa học cấp trường.

6. Lao động sản xuất

  • Cán bộ Giảng viên trong bộ môn tham gia lao động sản xuất trên các lĩnh vực chuyên môn như: Tư vấn thiết kế, Thẩm định và Giám sát thi công công trình.
 

Tư vấn thiết kế các Công trình dân dụng

Thiết kế một số Hạng mục nhà xưởng tại nhà máy X46

Quân chủng Hải Quân

7. Hoạt động bộ môn

  • Sinh hoạt, thảo luận chuyên môn hàng tuần.
  • Tham gia các hoạt động văn nghệ thể thao, rèn luyện sức khỏe và tinh thần đoàn kết do Trường và khoa tổ chức.
  • Tham gia nghiên cứu khoa học và hỗ trợ sinh viên thực hiện các Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên các cấp.
  • Phụ trách công tác giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập theo các nhóm.
  • Tham gia các hoạt động lao động sản xuất bên ngoài, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng.
  • Tổ chức tham quan các Công trình thực tế, các buổi thực tập trên công trường để sinh viên bước đầu làm quen với ngành học và định hướng công việc sau khi ra trường.
 

Tham quan công trình thực tế - hoạt động nằm trong chương trình

Kết nối doanh nghiệp hàng năm của bộ môn

 

 

8. Phương hướng phát triển

 

Trong thời gian tới, theo định hướng của nhà trường, thực hiện đề án 300, bộ môn sẽ tiếp tục nâng cao năng lực của giảng viên bằng cách cử giảng viên đi học nâng cao tại các cơ sở trong và ngoài nước, đồng thời tạo điều kiện để những giảng viên của bộ môn hoàn thành việc học ở nước ngoài trở về nước, đóng góp vào sự phát triển của bộ môn nói riêng và khoa Công trình nói chung.

Đẩy mạnh việc thực hiện kết nối doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, qua đó tạo điều kiện cho sinh viên áp dụng kiến thức được học trên giảng đường với thực tiễn ngay từ khi còn đang học, đồng thời mở ra những cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.